Say nắng vào mùa hè là trường hợp thường gặp ở nhiều người mỗi khi bước vào mùa nóng. Say nắng chính là sốc nhiệt do tổn thương về nhiệt. Người bị say nắng có thể bị tổn thương cơ quan nội tạng, thậm chí có thể tử vong bởi tác động sốc nhiệt. Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng cần đặc biệt chú ý bởi sức đề kháng yếu, khả năng chịu đựng kém. Hãy cùng Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng cơ thể bị say nắng và cách sơ cứu khi gặp trường hợp say nắng.
1. Say nắng vào mùa hè và cách sơ cứu khi gặp người say nắng
Say nắng hiện tượng đặc trưng do sốc nhiệt. Nhiệt độ bên trong cơ thể lên cao hơn 40, 5 độ C khiến cơ thể không còn khả năng điều tiết nhiệt và hệ quả là ngất xỉu. Các dấu hiệu nhận biết cơ thể đang trong tình trạng say nắng.
– Đau nhói đầu.
– Chóng mặt và choáng váng.
– Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
– Da đỏ, nóng và khô.
– Yếu cơ hoặc chuột rút.
– Buồn nôn và nôn.
– Nhịp tim/mạch nhanh, tim/mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.
– Thở nhanh và thở nông.
– Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt.
– Co giật.
– Hôn mê.
2. Cách sơ cứu đối với người bị say nắng.
Khi thấy ai đó có dấu hiệu, hiện tượng say nắng. Cách sơ cứu nhanh nhất là dìu người say nắng vào nơi râm mát và tháo bỏ quần áo không cần thiết. Đây là các bước sơ cứu ban đầu trước khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện sơ cứu.
* Nguyên nhân gây ra tình trạng say nắng
Những yếu tố gây ra tình trạng say nắng, rối loạn nhiệt trong cơ thể bao gồm:
– Tuổi: Trẻ em và người già là đối tượng sức đề khác kém và yếu hơn người bình thường. Chính vì vậy đây là những đối tượng dễ bị tổn thương do nhiệt. Nguyên nhân là do khả năng chậm thích nghi và cân bằng nhiệt.
– Tình trạng sức khỏe: Những người có bệnh lý nền như tim mạch, phổi, thận, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, tâm thần, bệnh hồng cầu,… là những người dễ dàng bị tổn thương do nhiệt
– Thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc Histamin, thuốc giảm cân, lợi tiểu, an thần thuốc kích thích, thuốc chống động kinh, tim mạch, huyết áp,… đây là những loại thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương do nhiệt.
3. Cách phòng tình trạng say nắng vào mùa hè
Hạn chế di chuyển ra ngoài trời khi nhiệt độ cao là lưu ý hàng đầu? Còn nếu công việc khiến bạn bắt buộc phải đi ra ngoài cần tuân thủ các biện pháp phòng sốc nhiệt sau:
– Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu. Che ô hoặc đội mũ rộng vành kết hợp sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
– Uống thêm nước để cơ thể bù nước do việc di chuyển ngoài trời nắng bị tiêu hao. Nên bổ sung đồ uống có chất điện giải. Mục đích để bù lại lượng muối bị mất trong quá trình hoạt động ngoài trời.
– Đối với vận động viên tập luyện ngoài trời cần bổ sung khoảng 700ml nước sau 2h luyện tập. Dung nạp từ 200 – 300ml nước trước khi tập luyện
– Hoãn hoặc hủy hoạt động ngoài trời khi thời tiết cao nếu không thực sự cần thiết
– Theo dõi màu sắc nước tiểu: Màu nước tiểu sẽ cảnh báo cơ thể có đang thiếu nước hay không? Nếu nước tiểu sẫm màu hơn chứng tỏ cơ thể đang mất nước, cần bổ sung nước. Hãy đảm bảo uống đủ nước để nước tiểu có màu trong.
– Thời nắng nóng hoặc bạn phải di chuyển ra ngoài. Thì hãy nên nhớ tránh xa các chất kích thích có chứa cồn hoặc cafein. Bởi 2 chất này khiến cơ thể mất nhiều dịch gây ra tình trạng rối nhiệt. Bổ sung thức uống có chất điện giải là điều mà các bác sỹ khuyến cáo.
+ Những người có bệnh lý liên quan đến gan, thận, tim,… nên có sự tham vấn của bác sỹ trong quá trình sử dụng nước hàng ngày. Tránh trường hợp không mong muốn xảy ra,…
* Kết luận cách xử lý khi bị say nắng vào mùa hè
Say nắng là hiện tượng dễ dàng gặp phải vào mùa hè và ai cũng có thể gặp phải. Sẽ nguy hiểm hơn với nhóm người mà Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood chia sẻ bên trên. Hãy trang bị cho mình những kiến thức đủ để tránh gặp phải tình trạng say nắng cũng như việc dung nạp lượng nước trong cơ thể như thế nào cho hợp lý. Ngoài ra là cách xử lý hỗ trợ người khi bị say nắng. Mong rằng từ những chia sẻ này, bạn đã có thêm cho mình và thành viên trong gia đình cách phòng tránh say nắng. Hãy thường xuyên theo dõi trang:https://nanifood.com.vn/ – https://nanifood.vn/ để thêm cho mình nhiều hơn những kiến thức về sức khỏe, mẹo hay vào cuốn sổ tay gia đình bạn nhé