Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ

Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ.

Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ Sao Cho Đúng? Những giải đáp từ TS.BS Trương Hồng Sơn (Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) sẽ giúp mẹ hiểu rõ về dầu ăn cho trẻ.

Chị Hồng Nhung (27 tuổi, Đà Nẵng): ‘Con em 9 tháng nhưng đã có dấu hiệu thừa cân nên em không bổ sung dầu ăn cho trẻ. Trong khi đó đọc sách báo lại thấy thông tin phải bổ sung dầu ăn cho trẻ vào bữa ăn cho con đủ chất béo “xây” não. Em khá bối rối trước những thông tin trái chiều như vậy, mong có được sự hướng dẫn từ BS.’

TS.BS Trương Hồng Sơn: Mẹ chồng bạn là người có kinh nghiệm chăm trẻ đấy! Bà nói đúng nhưng chưa đủ thôi.

Trong 03 năm đầu đời, trẻ phát triển bộ não nhanh nhất cuộc đời cả về khối lượng lẫn chức năng, đạt đến “độ hoàn thiện” khoảng 80% so với bộ não của người trưởng thành. Khi quá trình này diễn ra đòi hỏi cơ thể phải huy động lượng chất béo rất lớn, trung bình chiếm 40% khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng thức ăn trẻ hấp thu được trong thời gian này khá hạn chế và “trồi sụt”, bữa ít bữa nhiều, trong khi não ngày nào cũng cần chất béo để xây dựng cấu trúc, vậy nên bổ sung thêm chất béo từ nguồn dầu ăn cho trẻ là cần thiết. Đó là “gốc rễ” câu chuyện dầu ăn để “nuôi não” mà mẹ chồng bạn đề cập.

Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ

Ngoài ra chất béo còn “kiêm” thêm khá nhiều chức năng khác như sản sinh năng lượng cho cơ thể. Hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E… Nếu thiếu chất béo thì không chỉ não mà hệ cơ, xương khớp, da đều bị ảnh hưởng do thiếu hụt các vitamin này.

#Nuôi_con_hay
#Nuôi_con_hay

Phương pháp và thực đơn cũng quan trọng. Về phương pháp, không có đúng sai tuyệt đối, chỉ có phù hợp hay không. Bạn nên chọn phương pháp mà bé hợp tác nhất. Và phù hợp với khả năng, quỹ thời gian của bạn nhất. Về thực đơn, cần cân đối đủ 4 nhóm chất đạm – đường bột – chất béo – vitamin/khoáng chất. Trong đó chất béo là cực kỳ quan trọng như đã nói ở trên.

Bổ sung thêm một lưu ý về việc bổ sung dầu ăn cho trẻ: nên dùng dầu ăn dinh dưỡng loại đặc chế cho trẻ. Chứ không phải dầu ăn thông thường nhà nấu. Do các loại dầu đặc chế cho trẻ mới có bổ sung DHA, EPA. Và các vitamin, axit amin thiết yếu – các dưỡng chất mà dầu người lớn thường dùng không có.

Xem sản phẩm máy làm dầu thực vấn nguyên chất cho gia đình: TẠI ĐÂY

Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ Sao Cho Đúng

Chị Bùi Hương (27 tuổi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội): ‘Em đang lăn tăn về dầu ăn cho trẻ. Mình nên dùng loại nào là tốt nhất cho con ạ?’

TS.BS Trương Hồng Sơn: Chất béo gồm 2 loại: chất béo bão hoà (có trong bơ, sữa, mỡ động vật) – tham gia vào quá trình hình thành các cơ quan của cơ thể và chất béo không bão hoà (phổ biến trong các loại cá và dầu thực vật) – tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển tế bào não. Hay như cách nhiều người đang hiểu là chất béo động vật và chất béo thực vật. Trẻ nên ăn cân bằng, đầy đủ 2 loại chất béo này theo tỷ lệ 3/7.

Ngoài ra, trong nhóm chất béo không bão hòa có DHA và EPA – hai dưỡng chất quan trọng thường được các chuyên gia khuyến nghị bổ sung vì ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tập trung, sự phát triển trí thông minh cảm xúc ở trẻ. Chất béo này có nhiều trong các loại cá béo biển sâu như cá trích, cá ngừ,…đặc biệt nhiều nhất trong cá hồi. Cứ 100 gram cá hồi thì có tới 3,1gram DHA, EPA. Do con tuổi này chưa ăn được nhiều cá hồi nên có thể bổ sung dầu ăn cho trẻ có chiết xuất từ cá hồi vào thực đơn của con.

#Nuôi_con_hay Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ Sao Cho Đúng
#Nuôi_con_hay Bác Sĩ Dinh Dưỡng Nói Về Dầu Ăn Cho Trẻ Sao Cho Đúng

Xem các mẫu máy ép dầu thực vật cho gia đình: Tại Đây

Bác Sĩ Dinh Dưỡng Chia Sẻ Về Dầu Ăn Cho Trẻ

TS.BS Trương Hồng Sơn: Như đã nói ở trên, vai trò của chất béo trong 3 năm đầu đời là hết sức quan trọng nên không được tự ý cắt giảm chất béo hay dầu ăn cho trẻ trong khẩu phần ăn.

Trẻ dưới 3 tuổi bị béo phì phần nhiều do gen hoặc do dư thừa đường bột. Rất nhiều mẹ vì con thừa cân nên tự ý cắt giảm chất béo. Sau đó đưa con đến khám dinh dưỡng lại “tá hoả” vì không những con không giảm cân mà còn bị còi xương thể bụ.

Lý do vì đâu? Vì thứ nhất, chất béo không phải “thủ phạm” khiến con thừa cân. Nên có cắt giảm cũng không giải quyết được vấn đề cân nặng. Thứ hai, chất béo là dung môi hòa tan các vitamin chỉ tan trong dầu là A, E, D, K. Mẹ cho con ăn đủ lượng vitamin D. Nhưng lại thiếu chất béo để hoà tan thì trẻ vẫn thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương.

Nguồn: tuoitre.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *