Người mắc tiểu đường cần có chế độ sinh hoạt như thế nào

Việt Nam nằm trong số những nước có bệnh nhân tiểu đường cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường là thói quen ăn uống không khoa học của hầu hết người Việt. Gọi là tiểu đường nhưng về lâu dài người bệnh nếu không được chữa trị và có chế độ ăn uống khoa học sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, tai biến, mù mắt, suy thận, liệt dương,… Để giúp mọi người hiểu hơn về bệnh cũng như chế độ sinh hoạt của người mắc tiểu đường, bài viết này Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood xin được chia sẻ chi tiết.

  1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đối với người tiểu đường
  • Tiểu đường là sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn chuyển hóa Glucid làm tăng glucose máu, dẫn tới nước tiểu có glucose. Rối loạn Glucid còn gây ra rối loạn lipid, protid, các chất điện giải,… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể như hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh là những gì mà các bác sỹ đưa ra.
  • Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam chưa thực sự hiểu hết về bệnh tiểu đường, căn bệnh mà chính mình đang mang. Sợ ăn, kiêng 1 số loại thực phẩm,… được truyền tai nhau là những gì mà người bệnh áp dụng. Việc không hiểu kỹ, hiểu rõ về bệnh tiểu đường có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng trầm trọng hơn. Chế độ dinh dưỡng được các bác sỹ đưa ra là:
1.1 Không ăn nhiều thực phẩm tinh bột
  • Cơm chứa nhiều đường có vẻ được nhiều bệnh nhân tiểu đường biết. Ăn ít cơm, chuyển qua các loại khác như miến, khoai,… là cách được áp dụng nhiều. Nhưng cách này đang không hề có tác dụng mà còn gây cho tình trạng xấu hơn bởi những loại thực phẩm thay thế sẽ không làm giảm lượng đường trong cơ thể
1.2 Không phải sử dụng thuốc:

Nếu người mắc tiểu đường có 1 chế độ dinh dưỡng khoa học thì chắc chắn sẽ không cần phải uống bất kỳ viên thuốc nào. Lượng đường trong cơ thể sẽ ổn định với chế độ ăn uống khoa học.

II. Người mắc tiểu đường cần có chế độ sinh hoạt như thế nào

1. Dinh dưỡng:
  • Đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất,… tinh bột vừa đủ
  • Đủ nước
  • Duy trì cân nặng
  • Tập thể dục hàng ngày
2. Năng lượng hàng ngày
  • Người mắc tiểu đường sẽ có thể trạng khác nhau. Chính vì vậy các bác sỹ đã đưa ra biểu mẫu chung về chế độ năng lượng cần nạp mỗi ngày:
  • Nam giới: 26 kcal/kg/ngày.
  • Nữ giới: 24 kcal/kg/ngày.
  • Đang điều trị: 25 kcal/kg/ngày.
  • Lao động nhẹ và vừa: 30 – 35 kcal/kg/ngày.
  • Lao động nặng: 35 – 40 kcal/kg/ngày.
3. Tỷ lệ thành phần năng lượng
  • Glucid: 50 – 60% tổng năng lượng.
  • Protein : 15 – 20% tổng năng lượng.
  • Lipid: 20 – 30%
  • Acid béo no: 10%.
  • Acid béo không no đơn: 10%.
  • Acid béo không no đa: 10%.
  • Cholesterol: < 300 mg/ngày.
  • Chất xơ: 20 – 35 g/ngày.
4. Phân chia bữa ăn
  • Phân chia bữa ăn là điều khá quan trọng, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều cùng 1 lúc, bởi có thể sẽ làm lượng đường tăng cao gây nguy hiểm. Hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 hoặc sau bữa với khẩu phần ăn như sau:
  • Bữa sáng: 20% tổng năng lượng 1 ngày.
  • Bữa Phụ sáng: 10% tổng năng lượng 1 ngày.
  • Bữa trưa: 25% tổng năng lượng 1 ngày.
  • Bữa Phụ chiều: 10% tổng năng lượng 1 ngày.
  • Bữa tối: 25% tổng năng lượng 1 ngày.
  • Bữa Phụ tối: 10% tổng năng lượng 1 ngày.

III. Thực phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường

  • Có thể các loại thực phẩm bên ngoài lượng glucid bằng nhau nhưng khi được dung nạp vào cơ thể, kết hợp với các thành phần bên trong có thể gây ra những biến đổi làm tăng chỉ số đường huyết, chính vì vậy các bác sỹ đã đưa ra chỉ số chung để người mắc tiểu đường có thể tự tính toán và dung nạp thực phẩm vào cơ thể phù hợp.
  • GITP = IAUCTP x 100/ IAUCG (wolever 1991)
  • GI: chỉ số đường huyết.
  • IAUCTP trung bình cộng UAUC ( diện tích tăng lên dưới đường cong của thực phẩm).
  • IAUCG: trung bình cộng IAUC (diện tích tăng lên của glucose).
  • TP: thực phẩm.
  • G: glucose.

Bệnh nhân tiểu đường có thể dựa vào công thức này để đưa ra được cho mình khẩu phần ăn phù hợp. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt liên quan tới sức khỏe tổng quát của cơ thể. Mong rằng với những chia sẻ trên bệnh nhân tiểu đường sẽ có thêm kiến thức trong việc duy trì sức khỏe và lượng đường trong cơ thể.

Tham khảo thêm những bài viết khác tại:

https://nanifood.com.vn/category/bai-viet-tu-van/

https://www.facebook.com/hangtieudung.nanifood

https://www.youtube.com/c/ProMarketingADS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *