Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chân tay miệng các mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chân tay miệng các mẹ cần lưu ý. Bệnh nhân tay miệng là bệnh mà trẻ dễ dàng mắc phải. Bệnh có thể tự khỏi sau từ 5 – 7 ngày nhưng nếu các mẹ không chú ý đến trẻ thì bệnh sẽ dễ biến chứng và gây ra nguy hiểm cho trẻ. Sau đây Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood xin được chia sẻ tới các gia đình. Cách để nhận biết sớm trẻ bị chân tay miệng và hướng điều trị tránh gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chân tay miệng các mẹ cần lưu ý
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chân tay miệng các mẹ cần lưu ý

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chân tay miệng các mẹ cần lưu ý

Bệnh chân tay miệng là bệnh mới được ghi nhận tại Việt Nam không lâu. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và bệnh rất dễ lây lan. Bệnh lây nhanh qua đường tiêu hóa với những trẻ sống cùng nhà hoặc sinh hoạt cùng nhau ( thường diễn ra ở nơi trông giữ trẻ ). Theo dõi của cơ quan y tế thì bệnh được chia ra làm 2 đợt: 1 là từ trong khoảng tháng 2 đến tháng 5 – 2 là từ tháng 9 đến tháng 12

Theo nghiên cứu tác nhân gây nên bệnh là do vi khuẩn Coxsakie thể lành tính. Nhưng hiện nay bệnh chân tay miệng trở nên nguy hiểm hơn bởi biến thể gây bệnh mới đó là Enterovirus 71 do các nhà khoa học phát hiện ra. Trên thực tế bệnh chân tay miệng ở thể Coxsakie được phát hiện từ rất lâu rồi nhưng lành tính và cơ thể tự tiêu diệt được vi khuẩn nên chỉ xem là bệnh thông thường nên không được nhắc đến nhiều và ở Việt Nam cũng không được nhắc đến.

Chỉ khi biến thể mới của bệnh xuất hiện gây ra biến chứng não, tim và gây tử vong nhanh ở trẻ thì vi khuẩn Coxsakie mới được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt ở Việt Nam do môi trường và cách sinh hoạt khiến vi rút Enterovirus 71 phát triển nhanh, mạnh hơn. Đã có những bệnh nhi tử vong do bệnh này chính vì vậy bệnh thực sự cần phải chú ý.

* Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc phải chân tay miệng

Khi trẻ mắc chân tay miệng thì vùng mông, gối, lòng bàn tay, bàn chân,… thường xuất hiện những mụn nước, kích thước khoảng từ 2 – 10mm màu xám, hình bầu dục. Có trường hợp mụn nước sẽ xuất hiện ở trong miệng, khi vỡ ra sẽ gây những vết loét trong miệng làm trẻ bị đau và chảy nhiều nước miếng. Khi trẻ bị chân tay miệng thường hay sốt nhẹ, quấy khóc biến ăn do đau miệng,… các mẹ cần chú ý. Mụn nước sẽ tự khỏi sau từ 5 – 7 ngày.

Đa số các trường hợp trẻ bị chân tay miệng đều tự khỏi. Nhưng nếu trẻ mắc phải virus Enterovirus 71 thì các mẹ cần chú ý hơn. Việc phát hiện khi virus ở thể này tương đối khó nếu thầy thuốc không có nhiều kinh nghiệm và người nhà không chú ý tới. Để tránh những quan sát sai lầm cách tốt nhất cũng để an toàn cho bé, ngay khi bé có dấu hiệu mắc chân tay miệng thì cần đưa ngay tới các bệnh viện, cơ sơ y tế lớn chuyên khoa để thăm khám. Nhằm xác định rõ virus gây bệnh tránh nguy hiểm cho bé.

Virus chân tay miệng Enterovirus 71 - Gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ
Virus chân tay miệng Enterovirus 71

Khi mắc Enterovirus 71 khi có biến chứng lên não. Trẻ thường quấy khóc, khó ngủ, hay giật mình,… Biến chứng nguy hiểm hơn là trẻ có biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chân tay co, giật,… Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện sốt cao, nôn ói nhiều, chân tay yếu, méo miệng,… Khi trẻ có những biến chứng này cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện lớn để điều trị và xử lý kịp thời tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

2. Cách chăm sóc trẻ mắc chân tay miệng tại nhà

Khi trẻ mắc chân tay miệng để trẻ mau khỏi và không quấy khóc các mẹ cần thường xuyên theo dõi và thực hiện các bước sau:

– Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng để trẻ dễ ăn và tốt cho tiêu hóa. Thức ăn không được cay, mặn, nóng

– Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

* Trường hợp gây ra biến chứng của bệnh ở trẻ

– Sốt liên tục hơn 2 ngày

– Sốt cao trên 39 độ, khó hạ sốt

– Nôn ói nhiều

Khi có những biểu hiện này cùng với quan sát bằng mắt thường các mụn nước. Các mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám từ đó có hướng điều trị chính xác.

Cách chăm sóc trẻ mắc chân tay miệng tại nhà
Cách chăm sóc trẻ mắc chân tay miệng tại nhà

* Trường hợp trẻ biến chứng nặng:

– Thường xuyên giật mình chới với ( xuất hiện khi trẻ bắt đầu thiu thiu ngủ ). Các mẹ cần chú ý quan sát

– Ngủ li bì có dấu hiệu lịm đi

– Đi đứng không vựng, loạng choạng, chân tay run – yếu

– Cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để điều trị

* Trường hợp trẻ bị biến chứng nguy hiểm

– Thở mệt.

– Khóc khàn

– Da nổi bông, lạnh tay chân

– Mạch nhanh

– Huyết áp cao

– Cần đưa bé đến bệnh viện gấp đề điều trị và theo dõi

Vì vi rút Enterovirus 71 rất dễ lây và phát tán. Chính vì vậy cần phải cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà ít nhất 10 ngày. Vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên cách tốt nhất là thường xuyên vệ sinh nơi ở, các vật sinh hoạt, đồ chơi của bé và an uống đảm bảo. Vừa rồi là những chia sẻ về biến thể của bệnh chân tay miệng mà trẻ dễ dàng mắc phải. Biến thể của bệnh gây nguy hiểm cho trẻ chính vì vậy các mẹ cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh. Để an toàn cho bé, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi xuất hiện dấu của bệnh nhằm xác định rõ tránh nguy hiểm cho bé. Hãy thường xuyên theo dõi trang: https://nanifood.com.vn/ – https://nanifood.vn/ để có thêm nhiều hơn nữa những kiến thức hay liên quan đến sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *