Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

Không chỉ thời điểm giao mùa là lúc vi khuẩn phát triển mạnh và dễ dàng tấn công các bé. Mà mùa hè nắng nóng cũng là thời điểm trẻ cũng rất dễ dàng mắc phải những bệnh khi thời tiết nắng nóng tới. Hãy cùng Chuyên gia dinh dưỡng Nanifood tìm hiểu về những triều chứng trẻ thường gặp phải và cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng.

Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng
Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

Mùa hè trẻ có xu hướng hoạt động nhiều hơn và rất dễ đổ mồ hôi. Điều đầu tiên các mẹ nên nhớ là không nên tắm hay sử dụng máy lạnh quá mạnh cho trẻ khi cơ thể đang nóng và đổ mồ hôi. Chưa có được thói quen cũng như kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ dàng mắc phải virus cũng như phát tán virus ra bên ngoài. Chính vì vậy khi thời tiết nắng nóng các gia đình nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, đi xa, hoặc đến nơi đông người,….

Thời tiết nắng nóng sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ, làm bé cảm thấy thường xuyên mệt mỏi. Đây chính là nguyên nhân vì sao virus, vi trùng dễ tấn công. Say nắng, nôn ói, ho, tiêu chảy,… là triệu chứng trẻ sẽ hay mắc phải. Nguyên nhân là do mất nước hoặc nhiễm siêu vi trùng. Đây là loại vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp,  quai bị, thủy đậu, tiêu chảy, hoặc nôn mửa cấp tính,… Ngoài ra trẻ còn có thể mắc các loại cúm, chân tay miệng, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tiêu chảy,…

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

2. Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

– Sốt là bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt trẻ rất dễ sốt cao. Việc đầu tiên cần làm là mặc đồ thoáng mát cho trẻ. Sau đó là chờm ( lau ) mát cho trẻ. Chờm ( lau ) mát ở đây là sử dụng khăn lau bằng nước ấm tránh hiểu lầm bằng nước lạnh. Khi sốt cơ thể trẻ thường nóng chính vì vậy việc lau khăn bằng nước ấm sẽ giúp các lỗ chân lông giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài giúp trẻ hạ sốt, cân bằng lại.

– Khi sốt cơ thể trẻ nóng việc trẻ dung nạp nhiều nước là điều mà các mẹ nên làm. Nước sẽ làm cơ thể ổn định và lượng nước thải ra ngoài cũng làm đẩy lượng nhiệt ra. Và một điều các mẹ cũng đừng quá lo lắng về việc trẻ ăn ít hoặc không ăn. Bởi lúc này các cơ quan trong cơ thể của bé hoạt động kém hơn, chính điều này là nguyên nhân khiến sẽ ăn yếu hơn

– Không nên dùng thuốc Aspirine để hạ sốt khi chưa có ý kiến của bác sỹ

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh

– Nếu trẻ có tình trạng phát ban khi sốt cao. Không nên ủ kín trẻ, có thể tắm rửa bình thường mục đích giúp da trẻ luôn khô thoáng tránh viêm nhiễm, nấm ngứa,…

– Không sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp so với bên ngoài, tránh tình trạng sốc nhiệt

– Khi trẻ ho, sốt cần theo dõi thường xuyên. Nếu thấy trẻ khò khè, khó thở, nằm li bì, nôn ói, tiêu chảy nhiều,… có dấu hiệu co giật,… cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện. Tránh trường hợp xấu xảy ra

Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng
Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa nắng nóng

3. Cách phòng bệnh cho trẻ trước nguy cơ virus mùa hè tấn công.

+ Dạy cho trẻ cách vệ sinh đúng cách bằng việc thường xuyên vệ sinh rửa tay đúng cách.

+ Mặc đồ thoáng mát, đội mũ khi ra ngoài

+ Uống nhiều nước giúp cơ thể ổn định nhiệt. Tránh ăn hoặc uống đồ lạnh

+ Tránh xa chỗ đông người vào mùa nắng nóng đối với trẻ nhỏ

+ Bú sữa bé đầy đủ vì sữa mẹ có nhiều kháng thể

+ Sử dụng nước muỗi sinh lý để vệ sinh tai, mũi, họng,… hàng ngày cho bé

+ Massage lưng, tay, chân,… cho bé bằng dầu khuynh diệp… mục đích giúp tăng lưu thông máu, tăng khả năng miễn dịch

+ Đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế khi trẻ ốm không nên tự ý mua hoặc cho trẻ uống thuốc,…

Mùa hè thời điểm trẻ dễ dàng bị virus tấn công? Hãy luôn chú ý và quan sát từng thay đổi của trẻ để dễ dàng nhận biết sớm cơ thể của trẻ. Vừa rồi là những chia sẻ về bệnh liên quan đến trẻ vào mùa hè. Hãy cùng đồng hành với Nanifood để có thêm nhiều hơn nữa những kiến thức hay liên quan đến sức khỏe, đời sống,…

Trang bài viết sức khỏe/đời sống nanifood:

https://nanifood.vn – https://nanifood.com.vn/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *