Khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể bắt đầu có những thay đổi. Đặc biệt là đối với các bạn nữ, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt là đặc trưng đánh dấu cho sự phát triển và bước vào tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng thời kéo dài tới khi bạn 55 – 60 tuổi. Khi bạn vẫn còn trong độ tuổi mọi thứ vẫn diễn ra bình thường nhưng đột nhiên có thời điểm bạn chờ mãi mà ngày đèn đỏ không xuất hiện. Tình trạng trễ ngày đèn đỏ rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Có rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng thì ngày đó đến không theo chu kỳ. Nguyên nhân khiến ngày ấy của bạn nữ đến chậm
Đây thực sự là điều mà chúng ta cần phải lưu tâm. Khi ngày đó đến chậm chắc chắn rằng có cái gì đang thay đổi trong cơ thể bạn khiến việc ngày đó đến chậm. Có rất nhiều Nguyên nhân khiến ngày ấy của bạn nữ đến chậm. Để giải đáp vấn đề này cũng như tìm hiểu kỹ hơn về sự thay đổi, hôm nay Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood xin chia sẻ nguyên nhân vì sao khiến ngày đèn đỏ đến chậm, từ đó các bạn có thể đưa ra cho mình giải pháp.
1. Nguyên nhân khiến ngày ấy của bạn nữ đến chậm
Trễ kinh vì có thai thì đây là điều mà ai cũng mong muốn,… Nhưng khi không mang thai mà chậm kinh thì cần phải lắng nghe lại cơ thể. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
* Tập luyện quá sức – giảm cân nhiều
Bạn thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe cũng như giữ vóc dáng cân đối. Nhưng nếu chỉ số BMI của bạn giảm xuống đột ngột dưới 18 – 19 thì sẽ dẫn tới tình trạng mất kinh. Thói quen ăn uống không khoa học: bỏ ăn, ăn uống nhiều trong một lúc, tập luyện nhiều,… là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình làm mẹ của bạn bởi sự căng thẳng. Sự rụng trứng sẽ mất đi, Estrogen trong cơ thể sản sinh không nhiều, không làm dày tử cung. Kết quả bạn sẽ không có kinh.
* Nguyên nhân do Stress: Căng thẳng – mệt mỏi
Căng thẳng, mệt mỏi trong công việc hoặc cuộc sống gia đình cũng dễ làm bạn không có kinh. Hãy cố gắng giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái bình thường và tràn đầy năng lượng nhất có thể.
* Mất cân bằng tuyến giáp:
Sự suy giảm hoặc tăng hoạt động của tuyến giáp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Mọi sự thay đổi bất thường đều có thể làm thay đổi trạng thái cơ thể.
* Đa nang buồng trứng
Nội tiết tố nữ bị mất cân bằng ( PCOS – đa nang buồng trứng ): là bệnh mà chị em phụ nữ thường gặp phải. Hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone,… thay đổi gây hạn chế rụng trứng. Hãy đến gặp ngay bác sỹ khi bạn có những dấu hiệu mất kinh hoàn toàn bởi đây là tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới việc sinh con của bạn.
* Nguyên nhân do bệnh mãn tính:
Có một số bệnh mãn tính cũng gây ra tình trạng mất kinh.
* Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai liều thấp có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này thì không đáng lo vì không hề nguy hiểm, trái lại còn có tác dụng phụ tốt. Bạn chỉ cần ngừng sử dụng biện pháp tránh thai trong vài tháng chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
* Mãn kinh sớm
Sự thiếu hụt hormone dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm ở tuổi dưới 40.
2. Các dấu hiệu gặp phải khi ngày đó đến chậm
– Cơ thể Sốt nhẹ
– Đau bụng dưới.
– Đau tức ngực
– Khó vào giấc ngủ, mất ngủ.
– Mặt xuất hiện nhiều mụn, da nhờn
– Căng thẳng, hay cáu giận, tâm trạng không vui
– Khí hư ra nhiều: có màu vàng – xanh – đen, có mùi hôi, đây là dấu hiệu của viêm nhiễm,.. cần phải thăm khám bác sỹ chuyên khoa,…
Giữ gìn vệ sinh cô bé, ăn uống và vận động đúng cách là điều mà Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood muốn chia sẻ tới các chị em phụ nữ. Hãy thường xuyên lắng nghe những thay đổi trong cơ thể để luôn có một sức khỏe tốt.
Trang tham khảo: