Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong hiện nay?

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong từ đâu. Khái niệm về bệnh đột quỵ chỉ mới được định nghĩa và xuất hiện tại nước ta khi một số diễn viên, ca sĩ đột ngột mất đi. Còn trước đó thì tại nước ta chưa định nghĩa ra được bệnh đột quỵ. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng đột quỵ là bệnh không thể coi thường và không loại trừ bất kỳ ai không chỉ là những người giàu có đầy đủ điều kiện.

Theo con số mới thống kê của tổ chức y tế thế giới thì trung bình khoảng 3 phút thì lại có 1 người tử vong do đột quỵ. Điểu đó để thấy rằng đột quỵ hiểm như thế nào và ai cũng có thể mắc phải dựa trên con số thống kê trên. Hãy cùng với Nanifood tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và cách phòng ngừa để tránh trường hợp xấu xảy ra với chính mình cùng người thân.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong hiện nay?
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong hiện nay?

Hiểu hơn đột quỵ và sự nguy hiểm

Đột quỵ là tình trạng não bộ của người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng. Do quá trình cung cấp và tuần hoàn máu não bị gián đoạn. Hoặc bị giảm khiến não bộ không đủ oxy. Không đủ chất dinh dưỡng nuôi các tế bào. Chính vì vậy người khi bị đột quỵ cần ngay lập tức đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nếu để thời gian chờ quá lâu có thể dẫn đến chết tế bào não ảnh hưởng tới các chi khả năng vận động, tư duy giảm, nghiêm trọng hơn dẫn tới tử vong nếu trong vòng thời gian ngắn người bị đột quỵ không được cấp cứu.

Thực tế nước ta hiện nay những ca bị đột quỵ thường không được cấp cứu kịp thời. Hệ quả là sau cơn đột quỵ nếu bệnh nhân còn sống thường sức khỏe sẽ bị suy giảm và để lại những di chứng như: tê liệt, cử động cơ thể giảm mạnh, tinh thần không ổn định rối loạn cảm xúc mỗi khi căng thẳng – áp lực, giảm thị giác, nói khó,…

* Có mấy dạng đột quỵ hiện nay?

Đột quỵ mà mọi người gặp phải được chia làm 2 loại đó chính là: Đột quỵ do thiếu máu, đột quỵ do xuất huyết não.

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra, chiếm 85% trong tổng số các ca đột quỵ hiện nay. Nguyên nhân do cục máu đông gây tắc nghẽn việc lưu thông máu lên não dẫn tới đột quỵ
  • Đột quỵ do xuất huyết: Nguyên nhân do mạch máu não bị vỡ và xuất huyết ra ngoài. Nguyên nhân do thành mạch mỏng yếu hoặc bị nứt, rò rỉ,…

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân đến tình trạng đột quỵ bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan đó là yếu tố bệnh lý, yếu tố bệnh không thể thay đổi.

1. Yếu tố bệnh đột quỵ không thể thay đổi

+ Tuổi tác: Người già là đối thường dễ mắc phải tình trạng đột quỵ. Trung bình từ 55 tuổi là độ tuổi mà nhiều người gặp phải tình trạng đột quỵ. Và cứ 10 năm tình trạng sẽ nặng lên gấp đôi

+ Giới tính: Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới thì nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới

+ Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình bị đột quỵ thì nguy cơ những thành viên khác dễ gặp phải cao hơn so với người bình thường

+ Màu da: Theo nghiên cứu những trường hợp mắc đột quỵ trên thế giới thì người gốc phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp đôi so với những người gốc khác

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong hiện nay?
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong hiện nay?

2. Đột quỵ do yếu tố bệnh lý

+ Người từng bị đột quỵ: Những người có tiền sử đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ tiếp. Tình trạng này kéo dài khoảng 5 năm sau đó tình trạng đột quỵ sẽ diễn ra sớm và dày hơn.

+ Bệnh nhân đái tháo đường: Người có tiền sử liên quan đến bệnh thái tháo đường sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn

+ Người mắc bệnh tim mạch: Đây cũng là những người nằm trong nhóm bị đột quỵ cao hơn người bình thường

+ Cao huyết áp: Lý giải do việc đột quỵ chính là khi bị cao huyết áp sẽ gây ra sức ép lên các thành động mạch. Lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương và xuất huyết não. Người bị cao huyết áp thường sẽ có hình thành cục máu đông trong não.

+ Mỡ máu: Cholesterol trong cơ thể quá cao tích tụ lên thành động mạch gây cản trở, tắc nghẽn lưu thông máu lên não

+ Thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì thì dẫn dễ mắc phải những bệnh như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch,… Đây chính là nguyên nhân và sự nguy hiểm dẫn đến đột quỵ cao

+ Hút thuốc: Khói thuốc không chỉ tác động đến phổi như nhiều người vẫn nghĩ. Mà khói thuốc còn làm tổn thương thành mạch máu gây xơ cứng động mạch. Hút thuốc ảnh hưởng đến phổi tác động làm cho tim làm việc nhiều hơn. Gây tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ có thể xảy đến

+ Lối sống thiếu khoa học – không lành mạnh: chế độ ăn uống, dinh dưỡng mất cân bằng, ít vận động là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ,… ngoài ra còn do sử dụng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia,…

3. Dấu hiệu phát hiện sớm cơ thể bị đột quỵ

Những dấu hiệu đột quỵ thường diễn ra rất nhanh và lặp lại nhiều lần. Chúng ta có thể đối chiếu xem cơ thể có đang mắc phải tình trạng này hay không.

+ Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không còn sức lực. Tê cứng mặt hoặc nửa mặt, nói cười khó – méo mó

+ Các chi có dấu hiệu tê bì, khó cử động, liệt nửa người. Dấu hiệu rõ ràng nhất đó chính là không thể dơ 2 tay qua đầu cùng lúc.

+ Nói và phát âm khó, đột nhiên ngọng

+ Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt. Cơ thể có cảm giác mất cân bằng.

+ Thị lực giảm sút, mờ, không nhìn rõ vật – người

+ Cơn đau đầu diễn ra dữ dội, buồn nôn,…

Người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay để tránh những di chứng
Người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay để tránh những di chứng

Cách để phòng tránh đột quỵ và trường hợp xấu nhất xảy ra

1. Chế độ ăn uống khoa học:

+ Người trong nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ đó là tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu,… Chính vì vậy một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể cân bằng. Sức khỏe ổn định hơn và tránh được nguy cơ đột quỵ.

+ Nên sử dụng nhiều rau củ quả, các loại đậu. Nên ăn thịt trắng, hải sản, trứng,… hạn chế thịt đỏ. Hạn chế đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo,… Hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường,… Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành,….

2. Thường xuyên tập thể dục thể thao:

+ Thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp tăng khả năng tuần hoàn máu giúp ổn định sức khỏe. Lời khuyên từ bác sỹ mỗi ngày cần tập 30 phút. Ít nhất 4 tuần/1lần sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ

3. Giữ ấm cơ thể vào mùa đông:

+ Khi cơ thể bị lạnh sẽ làm tăng huyết áp dẫn đến tăng áp lực và làm mạch máu bị vỡ. Giữ ấm cơ thể là cách tốt nhất để cơ thể phòng tránh được một số bệnh thông thường, đặc biệt hơn là đột quỵ. Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng cần đặc biệt chú ý

4. Không hút thuốc:

Như đã chia sẻ ở trên thuốc lá là nguyên nhân cao dẫn đến đột quỵ. Mà hiện nay ở Việt Nam số người hút thuốc rất lớn. Hãy từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Tránh được đột quỵ và không làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

+ Đây là điều mà tổ chức y tế và cơ sở y tế địa phương luôn đưa ra dành cho mọi người. Việc kiểm tra sức khỏe định sẽ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể không chỉ riêng đột quỵ

Đột quỵ không loại trừ bất kỳ một ai, ai cũng có thể gặp phải. Bằng chứng là chúng ta đã chứng kiến nhiều người nổi tiếng đã gặp phải tình trạng đột quỵ và cũng có những trường hợp xấu xảy ra. Chính vì vậy hãy tạo cho mình những thói quen tốt. Sinh hoạt khoa học, thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy thường xuyên theo dõi trang Nanifood để có cho mình thêm những kiến thức về sức khỏe, kỹ năng,… bạn nhé.

Tham khảo thêm những bài viết khác tại:

Website: https://nanifood.com.vn

fanpage: https://www.facebook.com/hangtieudung.nanifood

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *