Ung thư phổi căn bệnh nguy hiểm khó phát hiện. Có thể nói ung thư phổi là căn bệnh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Bởi ung thư phổi dễ dàng phát triển trong cơ thể và có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi. Rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những người có thói quen thường xuyên hút thuốc mới là người bị ung thư phổi. Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Hãy cùng Nanifood đi tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân gây ra ung thư phổi, sự nguy hiểm và lý do vì sao bệnh khó bị phát hiện.
1. Ung thư phổi căn bệnh nguy hiểm khó phát hiện
Cơ thể thường xuyên có những cơn ho. Có lẽ chính vì vậy mà tại Việt Nam nhiều người coi thường và nghĩ rằng ung thư phổi không nguy hiểm, không đáng quan tâm, ung thư phổi chỉ đơn giản là những cơn ho dai dẳng. Ung thư phổi rất nguy hiểm có xu hướng di căn, nguy hiểm tới tính mạng. Ung thư phổi và ung thư gan là 2 căn bệnh hàng đầu tại Việt Nam. Xuất hiện ở cả nam và nữ.
* Ung thư phổi căn bệnh có 2 loại chính:
– Ung thư phổi tế bào nhỏ: Bệnh chỉ chiếm khoảng 10%. Ác tính. Khi được phát hiện thì virus đã xâm lấn sâu và di căn.
– Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Tỷ lệ chiếm đa số, không ác tính và phát triển theo từng giai đoạn
2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi
* Ung thư phổi căn bệnh từ hút thuốc lá:
Ở Việt Nam thì đây là nguy cơ hàng đầu. Vì có tới khoảng 60% người sử dụng thuốc lá. 90% các cac cơ ung thư phổi đều liêu quan tới thuốc lá. Khoảng 30% mắc ung thư phổi nguyên nhân do thường xuyên hít khói thuốc lá.
* Radon:
Đây là khí phóng xạ tự nhiên do quá trình phân hủy uranium trong đất và đá. Radon chất không thể nhìn, nếm hoặc ngửi thấy,… Đây là nguyên nhân đứng thứ hai gây ra ung thư phổi mà những người không hút thuốc mắc phải.
* Amiăng
Là khoáng chất tự nhiên tác dụng chống cháy, cách nhiệt được sử dụng nhiều trong xây dựng và làm một số vật liệu xây dựng trong khi sản xuất. Khi thường xuyên hít phải amiăng sẽ gây kích ứng và gây ra bệnh liên quan tới phổi.
* Ô nhiễm không khí:
Khói xe, cát bụi hoặc những hạt bụi mịn,… là nguyên nhân gây ra tình trạng ho, ung thư phổi. Dự kiến những bệnh liên quan đến phổi sẽ ngày một gia tăng trước tình trạng ô nhiễm như hiện nay
* Ung thư phổi căn bệnh yếu tố di truyền:
Di truyền chiếm khoảng 8%. Người thân bị ung thư phổi sẽ có khả năng truyền bệnh cho thế hệ sau. Nguy cơ bị gấp 2,4 lần so với người thường. Nguyên nhân do sự biến đổi gen
3. Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi
Ung thư phổi ở giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng. Khi bệnh phát triển mạnh cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng như:
– Cơ quan hô hấp: Ho nhiều, ho ra máu, khó thở, thở khò khè
– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sút cân,
– Đau tức ngực, đau xương, khó nuốt, khàn tiếng,…
4. Hướng điều trị ung thư phổi
Vì ung thư phổi được chia làm 2 loại chính vì vậy hướng điều trị cũng được chia sẻ làm 2 cách. Nhưng thường quá trình điều trị phụ thuộc vào từng giai đoạn và sức khỏe của cơ thể.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Tùy vào sự phát triển của bệnh. Nếu khối u chưa di căn có thể dùng phương pháp phẫu thuật. Còn nếu khối u đã di căn cần được xạ trị, hóa trị,… Khi sử dụng phương pháp xạ trị tỷ lệ chữa khỏi chỉ khoảng 3.5%
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: virus ác tính đã phát triển mạnh và lan nhiều. Hướng điều trị là hóa trị kết hợp hóa trị đây hướng điều trị rất nhạy nhưng bệnh không hết hẳn.
5. Cách phòng ngừa ung thư phổi
– Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá
– Chế độ ăn uống lành mạnh
Ung thư phổi là bệnh dễ dàng mà ai cũng có thể mắc phải. Chính vì vậy mà Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood muốn nhắc nhở mọi người hãy tránh xa những nguyên nhân, nguy cơ gây ra ung thư phổi. Và giữ cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp phòng chống ung thư phổi mà còn nhiều bệnh lý khác. Hãy thường xuyên theo dõi trang Nanifood để có thêm nhiều hơn nữa những kiến thức liên quan tới sức khỏe, đời sống.
Trang bài viết sức khỏe/đời sống nanifood: