Mùa hè là thời điểm mà dịch bệnh phát triển. Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện để virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Thời tiết, môi trường sống, vệ sinh cá nhân,… là một trong những tác nhân có thể khiến cơ thể nhiễm bệnh. Hãy cùng Nanifood tìm hiểu những bệnh thường gặp phải vào mùa hè và điểm cần lưu ý.
Những bệnh thường gặp vào mùa hè mọi người cần lưu ý
Với nhiều người, nhiều gia đình thời điểm mùa hè là thời điểm lý tưởng để rirus, vi khuẩn phát triển. Và dường như có một số bệnh đã quá quen thuộc mỗi khi hè tới. Nói như vậy nhưng không phải ai cũng biết và cách để làm sao phòng tránh những tác nhân gây bệnh vào mùa hè. Dưới đây là các bệnh thường gặp vào mùa hè và cách làm sao để phòng tránh.
1. Sốt xuất huyết:
Nguyên nhân bắt nguồn từ muỗi vằn mang virus dengue gây ra. Khi bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt, người bệnh sẽ bị sốt xuất huyết. Biểu hiện của người bị sốt xuất huyết là sốt xuất huyết từ 39 – 40 độ, kéo dài từ 2 – 7 ngày. Người xuất hiện những nổi mẩn đỏ, phát ban. Nếu không chú ý bệnh chuyển nặng, người bệnh còn có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sốt xuất huyết chưa có vacxin đặc trị chính vì vậy cách tốt nhất là diệt bọ gậy/loăng quăng. Vệ sinh thường xuyên dụng cụ chứa nước. Thu gom, loại bỏ vật dụng như chai, lọ, lốp xe, mảnh lu vỡ, hốc tre,… đây là những vật dụng có thể chứa nước đọng để muỗi để trứng, sinh gây ra bệnh. Ngủ trong mùng tránh muỗi đốt. Phun thuốc phòng chống dịch định kỳ. Đi tới cơ sở khám chữa bệnh nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường
2. Bệnh thủy đậu:
Virus Varicella Zoter là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh có thể dễ dàng lây từ người sang người thông qua đường hô hấp, dịch mũi họng qua hành động giọt bắn nói hoặc hắt hơi. Người bị thủy đậu sẽ mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, người xuất hiện phát ban đỏ. Đây là bệnh lành tính nếu người bệnh vệ sinh đúng cách. Bệnh rất dễ nhiễm trùng do mụn nước vỡ ra đây là nguyên nhân gây viêm não.
Phụ nữ mang thai khi mắc sẽ nguy hiểm đến thai nhi, gây sẩy hoặc dị tật thai nhi. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh. Khi mắc bệnh cần tránh tiếp xúc mọi người xung quanh để tránh lây lan. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tiêm vacxin phòng bệnh.
3. Bệnh Sởi:
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và xuất hiện quanh năm nhưng vào mùa hè thường là thời điểm phát triển mạnh nhất. Bệnh có thể lây qua nói chuyện. Là bệnh lành tính nhưng ở trẻ nhỏ có thể gây suy giảm hệ miễn dịch kèm theo đó là viêm phổi, tiểu chảy,… diễn biến nặng có thể gây tử vong. Tiêm phòng vacxin khi trẻ đủ điều kiện.
4. Bệnh tay chân miệng:
Do virus Enterovirus gây ra. Bệnh rất dễ lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp như: đồ vật, vật dụng có dính nước bọt, dịch tiết mũi họng. Người bị chân tay miệng thường biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, xuất hiện mọng nước ở chân, tay,… Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cách tốt nhất khi bị chân tay miệng là uống nhiều nước, thăm khám tại cơ sở y tế.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn hoặc vệ sinh cho trẻ sơ sinh. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn. Không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, khăn mặt, bàn chải đánh răng,…
5. Bệnh tiêu chảy:
Tiêu chảy không đáng ngại với người trưởng thành bởi kỹ năng tự xử lý và tìm hiểu cách khi bị: uống nhiều nước và chất điện giải. Ở trẻ nhỏ cần phải lưu ý hơn vì trẻ chưa có kỹ năng phòng tránh, tự xử lý. Dấu hiệu của tiêu chảy là việc đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng,… Cách phòng tránh: thực hiện ăn chín, uống sôi. Vệ sinh tay thường xuyên mỗi khi đi vệ sinh hoặc làm công việc nào đó. Nếu có dấu hiệu của tiêu chảy cấp cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
6. Bệnh viêm não Nhật Bản:
Bệnh tương đối nguy hiểm và có thể để lại những tổn thương, di chứng sau khi hồi phục nếu không được cứu chữa kịp thời. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, người chưa tiêm vacxin. Trẻ dưới 15 hoặc chưa tiêm vacxin dễ dàng mắc phải bởi bệnh được lây truyền từ muỗi. Muỗi đốt vật chủ bị nhiễm risus ( thường là ở lợn động vật nuôi phổ biến ) sau đó truyền sang người. Biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn ói, tinh thần không ổn định. Ngủ mê sảng, ly bì, lú lẫn, co giật,… có thể gây tử vong. Cách để phòng tránh chính là tiêm vacxin
7. Bệnh cúm mùa ( Những bệnh thường gặp ):
Virus influenza gây ra, bệnh lành tính. Cách phòng tránh vệ sinh cá nhân thường xuyên như chân, tay, mũi, họng,… Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất. Tiêm vacxin phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc.
8. Bệnh đau mắt đỏ ( Những bệnh thường gặp ):
Bệnh lành tính, ít để lại di chứng nhưng dễ lây. Bệnh dễ dàng được phát hiện thông qua sự thay đổi màu mắt. Cách phòng tránh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,… Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, kính mắt,… Hạn chế tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ. Khi có biểu hiện đau mắt đỏ cần tới ngay cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Vừa rồi là những bệnh thường xuất hiện vào mùa hè mà Nanifood muốn chia sẻ tới mọi người. Mong rằng với chia sẻ này mọi người, mọi gia đình sẽ có những lưu ý hơn, bệnh có thể được điều trị tại các cơ sở y tế nhưng cũng dễ dàng gây ra biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời. Hãy cùng đồng hành với Nanifood để có thêm nhiều hơn nữa những kiến thức về sức khỏe – đời sống bạn nhé.
Tham khảo thêm một số bài viết khác tại: