Dấu hiệu của người mắc chứng trầm cảm

Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc hội chứng trầm cảm. Tại Việt Nam con số hàng năm tăng lên ở mức đáng báo động với con số từ 36.000 đến 40.000 mỗi năm. Những ảnh hưởng của hội chứng trầm cảm vô cùng nghiêm trọng như: không kiểm soát được hành vi, cảm xúc, muốn tự tử,… Chính vì vậy việc hiểu được hội chứng trầm cảm là gì, dấu hiệu phát hiện sớm là điều cực kỳ quan trọng nhằm có được hướng xử lý kịp thời, giúp người mắc hội chứng trầm cảm trở lại trạng thái bình thường. Ở bài viết này, Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nanifood xin được chia sẻ kỹ hơn về dấu hiệu của người mắc hội chứng trầm cảm cũng như hướng xử lý.

I. Hội chứng trầm cảm là gì?

  • Theo những nghiên cứu được các bác sỹ và các nhà khoa học đưa ra, trầm cảm là chứng rối loạn về tâm lý. Người mắc hội chứng trầm cảm sẽ rơi vào trạng thái buồn bã, mệt mỏi, không còn cảm hứng với cuộc sống,… Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và hành động
  • Người mắc hội chứng trầm cảm thường gặp khó khăn trong vấn đề làm việc, sinh hoạt và giao tiếp với những người xung quanh. Thường có những những hành động gây tổn hại tới mọi người xung quanh và cả chính bản thân. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trầm cảm: trầm cảm do chuyện tình cảm, trầm cảm do stress, trầm cảm khi mang thai, sinh con,…

II. Dấu hiệu của người mắc chứng trầm cảm

1. Luôn buồn bã, chán nản:
  • Đây là dấu hiệu ban đầu, người mắc hội chứng trầm cảm thường cảm thấy buồn bã, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Thường xuyên mệt mỏi, buồn bã, than phiền vì cuộc sống. Không còn cảm hứng với cuộc sống, tâm trạng rơi vào chới với
2. Tự cô lập bản thân:
  • Khi thấy cuộc sống không có gì vui, thú vị,… người mắc hội chứng trầm cảm có xu hướng thích 1 mình. Không thích giao tiếp, quan hệ với ai. Không thích những hoạt động tập thể
3. Mất năng lượng:
  • Không có tinh thần, tinh thần đi xuống, uể oải không muốn gì. Kiệt quệ không còn sức lực làm việc
4. Mất hứng thú:
  • Không còn cảm thấy hứng thú hoặc yêu thích 1 cái gì đó hoặc những điều trước đó trong quá khứ người mắc hội chứng trầm cảm rất thích.
5. Rối loạn giấc ngủ:
  • Người mắc hội chứng trầm cảm thường tự diễn biến sự việc, suy nghĩ vẩn vơ. Luôn lờ đờ, ngủ mơ màng hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Có hiện tượng lo âu, lo sợ, bồn chồn, hoảng loạn
6. Rối loạn ăn uống:
  • Khi rơi vào trạng thái trầm cảm, người bệnh sẽ có thể ăn rất nhiều mà không thấy no, không thấy ngon miệng hoặc ăn ít, bỏ ăn
7. Rối loạn vận động:
  • Mắt nhìn lờ đờ, cơ thể hoạt động chậm chạp, trì trệ,… thấy rõ sự mệt mỏi. Hành động và lời nói nhiều khi không ăn khớp với nhau. Thường xuyên đi lại, không ngồi yên 1 chỗ
8. Giảm tập trung:
  • Suy nghĩ chậm chạp, tâm trạng bất an,… khiến người mắc hội chứng trầm cảm không thể tập trung vào bất ký việc gì. Đầu óc trở nên lơ đãng
9. Mặc cảm:
  • Người mắc hội chứng trầm cảm thường thấy mình thua kém hơn so với mọi người xung quanh, không tự tin. Suy nghĩ, chi phối nhiều bởi các sự việc diễn ra hàng ngày đúng/sai. Tự suy diễn và đổ lỗi cho chính bản thân
10. Không kiểm soát hành vi:
  • Mệt mỏi, chán nản, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Suy nghĩ tiêu cực, không kiểm soát được hành vi, có thể gây tổn hại tới bản thân hoặc những người khác

Cuộc sống hiện đại có nhiều sự việc biến đổi hàng ngày khiến con người dễ rơi vào trạng thái stress, dẫn tới trầm cảm. Trầm cảm nếu không được phát hiện sớm có thể ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt sau này. Cách tốt nhất để tránh rơi vào trạng thái stresst tiền trầm cảm là luôn giữ thái độ suy nghĩ lạc quan. Giảm căng thẳng, mệt mỏi bằng các hoạt động giải trí nhằm lấy lại năng lượng. Tới gặp bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý khi bạn gặp vấn đề tâm lý.

Tham khảo thêm những bài viết khác tại:

https://nanifood.com.vn/category/bai-viet-tu-van/

https://www.facebook.com/hangtieudung.nanifood

https://www.youtube.com/c/ProMarketingADS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *